0

Dấu hiệu bị trĩ nội

  • September 21, 2021

Chủ động tìm hiểu về các dấu hiệu bị bị trĩ nội sẽ giúp bạn nhận biết bệnh sớm và có phương pháp điều trị kịp thời. Tránh được những tổn thương, viêm nhiễm, bội nhiễm có thể xảy ra tại khu vực hậu môn cũng như nhanh chóng chấm dứt được các triệu chứng đau rát, khó chịu mà bệnh mang lại.

dau-hieu-benh-tri-noi

Các dấu hiệu bị trĩ nội là gì?

Bác sỹ chuyên khoa ngoại cấp I – Bác sĩ chuyên khoa Y – xã hội học cấp I Phùng Thanh Vân cho biết, bệnh trĩ nội là bệnh hình thành do các xoang tĩnh mạch giãn ra, phình to lên hình thành các búi trĩ bên trong hậu môn phía trên đường lược. Tùy vào từng cấp độ mà các dấu hiệu bị trĩ nội sẽ khác nhau, có thể gây đau, rát, ngứa và chảy máu khi đi đại tiện… Cụ thể như sau:

  • Trĩ nội cấp độ 1: Đại tiện ra máu, máu xuất hiện sau một thời gian người bệnh bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài, gặp khó khăn khi đi đại tiện.
  • Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn và có thể co lại được, người bệnh cảm thấy hậu môn hơi khó chịu và ngứa ngáy.
  • Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài thường xuyên hơn, không thể tự co lại mà phải dùng tay ấn vào, lượng máu chảy nhiều hơn, hậu môn luôn trong tình trạng ẩm ướt, ngứa ngáy, chảy dịch.
  • Trĩ nội cấp độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh trĩ nội. Búi trĩ không những lòi ra ngoài hậu môn mà còn không thể tụt lại vào bên trong được ngay cả khi dùng tay, búi trĩ phát triển ngày càng to và lớn.

Như vậy, để thấy được càng ở giai đoạn muộn thì triệu chứng bệnh trĩ nội càng trầm trọng và phức tạp. Nếu không phát hiện dấu hiệu bị trĩ nội và điều trị kịp thời bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nặng (trĩ ngoại) gây đau đớn, khó chịu hoặc có thể biến chứng thành viêm nhiễm, apxe hậu môn, ung thư đại trực tràng…

Phương pháp điều trị trĩ nội an toàn nhất hiện nay

Thông thường, nguyên nhân bị trĩ nội và trĩ ngoại đều xuất phát từ những thói quen không tốt của người bệnh như: ăn nhiều thực phẩm cay nóng, giàu đạm, thiếu chất xơ, thói quen đứng/ngồi một chỗ quá lâu hay ở phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao do thai nhi lớn dần trong tử cung gây áp lực cho vùng xương chậu và hậu môn… Do đó, bất cứ ai trong chúng ta cũng đều có khả năng bị mắc bệnh trĩ.

Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bị trĩ nội như trên, thì việc điều trị bệnh nên được tiến hành càng sớm càng tốt, để tránh những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe và cuộc sống. Ngày nay, với sự phát triển của y học bệnh trĩ có thể điều trị thông qua phương pháp nội khoa và ngoại khoa như sau:

  • Phương pháp nội khoa: Đối với những trường hợp trĩ nội độ 1, 2 sẽ được bác sỹ chỉ định sử dụng các loại thuốc Tây y dạng bôi, đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị kết hợp với thuốc Đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu và tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Đồng thời, giúp người bệnh giảm phù nề, giảm sưng đau do các búi trĩ gây nên, giúp co hồi búi trĩ trong thời gian ngắn.
  • Phương pháp ngoại khoa: Đối với các trường hợp trị nội từ cấp độ 3 trở lên, các bác sỹ cho biết cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Tùy tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thủ thuật chích xơ, hoặc thắt búi trĩ.

Bên cạnh đó, để phòng tránh bệnh trĩ nội người bệnh nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt và luyện tập hợp lý như: ăn nhiều chất xơ, hoa quả, uống nhiều nước, tránh đứng lâu hoặc ngồi lâu, luyện tập thể dục thể thao, hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích và những đồ ăn cay nóng.