0

Phương pháp chữa trĩ nội bằng Đông y

  • September 21, 2021

Theo số liệu thống kê của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam gần đây cho thấy, tỷ lệ người mắc trĩ nội hiện nay đang chiếm khoảng 60% và đặc biệt tỷ lệ này đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Trĩ nội không chỉ khiến cuộc sống của người bệnh gặp nhiều phiền toái, khó khăn, thậm chí nếu không được điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Chính vì vậy, tìm hiểu về các phương pháp chữa bệnh trĩ nội, đặc biệt là chữa trĩ nội bằng Đông y luôn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả. Hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp.

chua-benh-tri-theo-dong-y

Trĩ nội và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Trĩ nội là một dạng bệnh lý xảy ra ở đường hậu môn trực tràng được khá nhiều người biết đến. Theo các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội cho biết: Bệnh trĩ thường chia làm 3 loại, trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp, trong đó trĩ nội là thường gặp nhất. Đây chính là hiện tượng các tĩnh mạch ở bên trong ống hậu môn, phía trên đường lược bị căng giãn quá mức và phình to ra. Lúc đầu búi trĩ là một khối thịt rất nhỏ, sau khi phát triển chúng sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.

Trên thực tế, trĩ nội thường gặp ở những người lớn tuổi, nhưng hiện nay, tỷ lệ mắc trĩ lại đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi, nguyên nhân chính là do: Lười vận động, ngồi nhiều hoặc đứng quá lâu trong thời gian dài; chế độ ăn uống không hợp lý, ăn quá nhiều các món cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ; sử dụng quá nhiều các chất kích như rượu, bia, thuốc lá,… Ngoài ra người bị táo bón kéo dài cũng là nguyên nhân hay mắc bệnh trĩ nội.


Trĩ nội được coi là nỗi ám ảnh của người bệnh, bởi tình trạng này không chỉ khiến cho khu vực hậu môn ngứa ngáy, đau đớn, chảy máu khi đi đại tiện,… nếu kéo dài không được điều trị sẽ gây tắc mạch, nghẹt hậu môn, viêm nhiễm xung quanh, thậm chí có thể gây hoại tử hậu môn. Nguy hiểm hơn, trĩ nội cũng một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư trực tràng.

Chính vì vậy, khi mắc phải bệnh lý này, vấn đề chữa trị bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh, đặc biệt là cách chữa trĩ nội bằng Đông y.

Vậy chữa trĩ nội bằng Đông y có thực sự hiệu quả?

Trao đổi về vấn đề này, các bác sỹ chuyên khoa của phòng khám cho biết: Trên thực tế hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị trĩ nội, trong có có thuốc Đông y. Các bài thuốc Đông y thường có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh trĩ từ bên trong, không gây ra những tác dụng phụ, đảm bảo tính an toàn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y với từng tình trạng bệnh và cơ địa của mỗi người là hoàn toàn khác nhau cho nên cần phải có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo được độ an toàn và hiệu quả chữa bệnh tốt nhất.

Việc tự ý chữa trĩ nội bằng các bài thuốc Đông y không những không điều trị được bệnh mà còn khiến bệnh ngày càng nặng hơn và gây những biến chứng nguy hiểm.

Chính vì vậy, ngay khi nhận thấy dấu hiệu nghi ngờ mắc trĩ nội, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời và đúng cách.

  • Theo đó, đối với những trường hợp trĩ nội cấp độ 1, 2 thì các bác sỹ sẽ sử dụng thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu (dạng bôi, đặt hậu môn) giúp giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng, ngăn cản sự phát triển của bệnh. Đặc biệt, để tăng cường hiệu quả điều trị, người bệnh sẽ được kết hợp sử dụng với thuốc Đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu và tăng cường độ bền của thành tĩnh mạch hậu môn. Đồng thời, giúp người bệnh giảm phù nề, giảm sưng đau do các búi trĩ gây nên, giúp co hồi búi trĩ trong thời gian ngắn.
  • Bên cạnh đó, đối với những trường hợp mắc bệnh trĩ nội từ cấp độ 3 trở lên, các bác sỹ cho biết cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa. Tùy tình trạng cụ thể của từng người bệnh mà bác sĩ có thể lựa chọn điều trị bằng thủ thuật chích xơ hoặc thắt búi trĩ.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh trĩ nội tái phát, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Tăng cường đi lại vận động, tránh đứng, đặc biệt là ngồi quá lâu 1 tư thế.
  • Vệ sinh hậu môn sạch sẽ, không quan hệ qua đường hậu môn.
  • Không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng; uống nhiều nước; bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ như bắp cải, xu hào, súp lơ, cải ngọt,..
  • Tạo thói quen đi đại tiện đều đặn, không nhịn đại tiện.