0

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có khỏi không?

  • September 21, 2021

Thời gian gần đây, trên các diễn đàn về chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có rất nhiều câu hỏi liên quan tới bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh, ví dụ như, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có khỏi không. Phái các chuyên gia nhận định, đây là một căn bệnh nguy hiểm mà nếu không được phát hiện sớm và có phương án xử lý sớm sẽ gây nên những hậu quả đáng tiếc, thậm chí là đe dọa tính mạng của con bạn.

ro-hau-mon-o-tre-so-sinh

Bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh là gì

Rò hậu môn ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi là tình trạng nhiễm trùng tại hậu môn dẫn tới việc tích tụ mủ tại các tuyến giữa hai cơ thắt của trực tràng. Những viêm nhiễm này phát triển thành các đường rò từ hậu môn ra bên ngoài. Sau một thời gian, chúng sẽ phá miệng và bộc phát ra tại niêm mạc xung quanh hậu môn, được gọi là các đường rò.

Có nhiều ý kiến cho rằng, bệnh rò hậu môn ở trẻ sơ sinh xuất hiện là do việc chăm sóc vệ sinh hậu môn cho trẻ không đúng cách, gây tổn thương và hình thành lỗ rò. Tuy nhiên, đây không phải là căn nguyên gây bệnh như nhiều người vẫn nghĩ.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh hình thành do bất thường bẩm sinh của hậu môn, cụ thể đó là sự tắc nghẽn của các xoang tuyến hậu môn gây ứ đọng phân, vật lạ trong tuyến dần dần kéo theo hiện tượng nhiễm trùng những xoang tuyến hậu môn. Ổ nhiễm trùng này theo ống tuyến, xuyên qua thành ống hậu môn vào khoảng mô mềm xung quanh tạo thành ổ mủ và hình thành apxe. Khi ổ apxe vỡ ra da sẽ có sự thông thương được hình thành giữa ống hậu môn, khoang apxe và da, tạo nên lỗ rò.

Ngoài ra, việc bé bị táo bón lâu ngày khiến trẻ phải dùng lực rặn để đẩy phân ra ngoài làm rách hậu môn cũng gây nên bệnh rò hậu môn ở trẻ nhỏ.

Rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có khỏi không

Vậy, rò hậu môn ở trẻ sơ sinh có khỏi được không? Về vấn đề này các chuyên gia nhấn mạnh, bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi, điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần theo dõi những biểu hiện của trẻ và phát hiện sớm cũng như được bác sĩ thăm khám kịp thời để có phương án xử lý an toàn phù hợp và mang lại hiệu quả cao.

Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng, rò hậu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không thể tự khỏi nếu như không có sự can thiệp của các biện pháp hộ trợ. Thậm chí, nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn, gây ra nhiều hậu quả nặng nề, có khi dẫn tới hoại tử đe dọa trực tiếp tính mạng của người bệnh.

Chữa trị rò hậu môn ở trẻ sơ sinh

Rò hậu môn là tình trạng mà ở khe nhú nằm phía bên trong đường lược ở hậu môn của trẻ sơ sinh nổi lên cảm giác bứt rứt khó chịu, có thể là do bệnh rò hậu môn. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, rò hậu môn là một căn bệnh nguy hiểm và cần phải được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời để không dẫn đến biến chứng. Khi các khe nhú bên trong đường lược bị nhiễm trùng và viêm thì dần dần, các tuyến giữa 2 cơ thắt trực tràng sẽ trở nên sưng có mủ, thành những cái nhỏ ở hậu môn. Khi chúng vỡ ra sẽ hình thành lỗ rò ở niêm mạc gần hậu môn.

Việc đầu tiên cần làm khi con bị rò hậu môn là cha mẹ cần phải đưa trẻ đến bệnh viện khám ngay. Các bác sĩ sẽ xác định xem bệnh đang ở mức độ nhẹ hay nặng để đưa ra cách hỗ trợ điều trị đúng đắn.

Trường hợp nhẹ trẻ sẽ được bác sĩ cho thuốc hỗ trợ điều trị, thường là khi còn chưa có mủ. Ngoài dùng thuốc, mẹ có thể thoa cho bé sơ sinh bị rò hậu môn một ít kem chống sưng viêm để bảo đảm hạn chế bị mủ và viêm nhiễm nặng hơn, dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Tình trạng nặng, trẻ sẽ cần phải được phẫu thuật để loại bỏ lỗ rò và sưng mủ. Việc phẫu thuật sẽ do các bác sĩ chuyên khoa thực hiện theo sự đồng ý của cha mẹ. Sau khi phẫu thuật xong, hằng ngày phụ huynh đều cần phải kiểm tra kỹ vùng hậu môn của bé, sau khi vệ sinh, thay quần áo, tã lót, tắm rửa cần tách 2 mép rạch ra để không bị khép miệng.

Trong hỗ trợ điều trị bệnh, trái cây và rau xanh là rất cần thiết, đồng thời, cha mẹ cho bé uống nhiều nước để giúp con đại tiện dễ dàng hơn. Đặc biệt là chú ý vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi đi đại tiện xong để giúp bé sơ sinh bị rò hậu môn không gây bị nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến vết thương cũng như vết mổ. Không chà xát vùng hậu môn của bé bằng vật cứng.

Đặc biệt là sự hỗ trợ của máy hồng ngoại sóng ngắn trong điều trị các bệnh lý trực tràng sau thủ thuật. Đây là dòng máy có tác dụng tạo hiệu ứng nhiệt tần suất cao, khả năng thẩm thấu cao, đồng thời tạo hiệu ứng nhiệt đối với cả bên trong và bên ngoài các tổ chức mô của cơ thể, nhất là tại vị trí tổn thương sau thủ thuật. Máy giúp trực tiếp thúc đẩy tuần hoàn máu ở vùng ổ bệnh, đánh tan phù nề và ngăn cho các mầm bệnh phát triển. Đồng thời giúp thúc đẩy quá trình hồi phục thương tổn bề mặt của niêm mạc, nhanh lên da non không để lại bất cứ tác dụng phụ nào.