0

Búi trĩ ngoại cứng hay mềm?

  • September 21, 2021

Bệnh trĩ ngoại với những triệu chứng đặc trưng như búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, đại tiện ra máu, đau rát,… gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, nếu không điều trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một trong những thắc mắc hiện nay của nhiều người với bác sỹ là búi trĩ ngoại cứng hay mềm, triệu chứng của trĩ ngoại như thế nào để có thể phòng ngừa cũng như phát hiện, điều trị sớm bệnh lý. 

bui-tri-ngoai-cung-hay-mem

Sự nguy hại của trĩ ngoại tới người bệnh

Trĩ ngoại là bệnh rất phổ biến, xảy ra ở vùng hậu môn – trực tràng, do các tĩnh mạch ở vùng này bị căng giãn một cách bất thường. Với những triệu chứng điển hình như đi cầu ra máu, đau rát, luôn có cảm giác vướng, khó chịu bởi sự xuất hiện của búi trĩ ở hậu môn, bệnh lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt. Đặc biệt, do bệnh xảy ra ở vùng hậu môn nên bệnh nhân rất ngại đi khám và điều trị. Chỉ đến khi bệnh ở giai đoạn muộn, biến chứng xuất hiện, người mắc đau không chịu được mới chịu đến cơ sở y tế. Biến chứng của trĩ ngoại có thể kể đến như:

  • Tắc mạch trĩ ngoại: Tắc mạch trĩ ngoại có thể do vỡ các tĩnh mạch, tạo nên bọc máu hoặc do hiện tượng đông máu trong lòng mạch máu. Tình trạng xảy ra nếu trĩ ngoại không được can thiệp điều trị kịp thời.
  • Nghẹt búi trĩ: Nghẹt búi trĩ là tình trạng búi trĩ hay vòng trĩ sa ra ngoài, mạch bị tắc gây phù nề, không thể tự thụt lại vào trong ống hậu môn. Tình trạng nghẹt có thể một phần, một nửa hay toàn bộ chu vi hậu môn. Trĩ sa nghẹt khiến bệnh nhân rất đau đớn.
  • Nhiễm khuẩn trĩ ngoại: Người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát ở hậu môn.  Khi soi hậu môn, các bác sỹ thấy có hiện tượng phù nề, sưng phồng.
  • Bội nhiễm: Khi trĩ ngoại thòi ra ngoài lâu, chảy máu liên tục sẽ dẫn đến biến chứng bội nhiễm.

Trĩ ngoại cứng hay mềm?

Đại tiện ra máu là triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ ngoại. Ban đầu máu chỉ ra một ít nên người bệnh khó phát hiện nhưng khi ở giai đoạn nặng máu có thể chảy thành tia mỗi khi đại tiện. Đặc biệt, khi bị trĩ ngoại sẽ có sự xuất hiện của búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn. Búi trĩ mềm, khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, khó chịu.  Khi búi trĩ bị đẩy ra ngoài sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, sẽ có sự xuất hiện của dịch nhầy khiến cho hậu môn người bệnh luôn trong trạng thái ẩm ướt. Ở mức độ nặng, khi búi trĩ lồi to, căng phồng, búi trĩ sẽ cứng lại và có thể gây nghẹt hậu môn.

Ngay khi có biểu hiện của trĩ ngoại, người bệnh cần đến cơ sở y tế để các bác sỹ thực hiện những phương pháp điều trị trĩ ngoại hiệu quả.

https://youtu.be/VOV7Q-Pasos

  • Người bệnh có thể chữa bệnh trĩ ngoại bằng cách dùng thuốc nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn đầu. Thuốc được sử dụng là những loại thuốc uống kết hợp bôi. Các loại thuốc uống để điều trị bệnh trĩ ngoại có dạng viên nén hay viên nang. Chúng có tác dụng thẩm thấu vào bên trong, tác động lên thành tĩnh mạch hậu môn – trực tràng, làm cho chúng chắc lại, tránh co thắt. Đặc biệt, thuốc còn có tác dụng giảm sưng đau, phù nề, trong trường hợp búi trĩ bị chảy máu sẽ giúp cầm được máu, phòng ngừa viêm nhiễm. Song song đó, người bệnh cũng được yêu cầu dùng loại thuốc bôi ngoài lên búi trĩ có tác dụng giảm đau đớn, ngứa rát, sát trùng, ngăn ngừa viêm nhiễm.
  • Chữa bệnh trĩ ngoại bằng can thiệp phẫu thuật cắt trĩ. Phương pháp này thường chỉ được áp dụng khi bệnh trĩ đã ở giai đoạn cuối, trĩ đã bị viêm loét, nhiễm trùng cấp tính và có nguy cơ khiến cho bệnh nhân nhiễm trùng máu trầm trọng. Phẫu thuật cắt trĩ có thể là cắt bỏ từng búi trĩ, giữ lại phần lớp cơ bên trong rồi khâu lại vết thương đóng hoặc để hở. Với phương pháp phẫu thuật cắt trĩ, bác sỹ sẽ cân nhắc một cách kỹ lưỡng bởi nó có thể gây biến chứng cho người bệnh.

Hiện nay, dưới sự phát triển của y học hiện đại, việc điều trị trĩ ngoại đã trở nên dễ dàng hơn với hiệu quả rất cao. Cụ thể, các bác sỹ  áp dụng máy hồng ngoại sóng ngắn trong điều trị trĩ ngoại. Máy sử dụng bức xạ tần số cao, có thể sản sinh nhiệt lượng chiếu sâu vào vùng bệnh của cơ thể từ 5 – 8 cm. Trong quá trình điều trị, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn, không gây tổn thương, không gặp phải các tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Đặc biệt, bức xạ có thể đi qua lớp vải nên khi điều trị người bệnh không cần phải cởi bỏ quần áo, người mắc bệnh trĩ sẽ không cảm thấy xấu hổ trong quá trình điều trị.

Sau điều trị, để phòng ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần:

  •  Thay đổi thói quen ăn uống. Uống nhiều nước trong ngày, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ có trong các loại trái cây và rau quả, tránh đồ ăn cay, nóng như ớt, càtiêu, không nên uống các loại nước chứa các chất kích thích như cà phê, rượu, bia, trà,…
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt: Nên tập thể dục hàng ngày, vận động các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi, đứng quá lâu một chỗ. Không nên gồng hay khiêng vác các vật nặng sẽ làm căng giãn các tĩnh mạch ở hậu môn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn: Rửa sạch hậu môn sau khi đi đại tiện, tránh gây trầy xướt hậu môn như hạn chế dùng giấy cứng để vệ sinh vì có thể gây cọ xát thành hậu môn. Bệnh nhân mắc bệnh nên ngâm với nước ấm có pha ít muối thường xuyên sẽ làm giảm bớt được các cơn đau, tránh viêm sưng và sát trùng.
  • Nếu như bị táo bón, kiết lỵ,… cần phải điều trị ngay nhằm phòng tránh nguy cơ mắc trĩ.