0

Hiện tượng trĩ ngoại đi cầu ra máu

  • September 21, 2021

Trĩ ngoại đi cầu ra máu, kèm theo cảm giác ngứa rát hậu môn… là những triệu chứng điển hình của bệnh mà bất cứ ai cũng không nên chủ quan. Bởi tình trạng này kéo dài, không điều trị dứt điểm, không những gây khó khăn, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể gây tắc nghẽn mạch trĩ, dẫn đến viêm nhiễm hậu môn, hoại tử hậu môn, thậm chí là nguyên nhân gây bệnh ung thư hậu môn – trực tràng, đe dọa tính mạng người bệnh.

di-cau-ra-mau-nguyen-nhan-cach-dieu-tri-2

Trĩ ngoại đi cầu ra máu có nguy hiểm không?

Bác sỹ chuyên khoa ngoại cấp I – Bác sĩ chuyên khoa Y – xã hội học cấp I Phùng Thanh Vân cho biết, bệnh trĩ ngoại là tình trạng phình to, căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở rìa hậu môn hoặc do phần da ở các nếp nhăn hậu môn bị viêm nhiễm, tụ máu. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh trĩ ngoại ở bà bầu , trong đó táo bón kéo dài, thói quen khi đại tiện ngồi lâu, chơi game, đọc báo… đứng hoặc ngồi quá lâu, làm việc nặng hoặc vệ sinh hậu môn không tốt dẫn đến viêm nhiễm… là yếu tố thuận lợi để hình thành búi trĩ ngoại.

Khác hẳn với Nguyên nhân của bệnh trĩ nội thường diễn ra âm thầm, thì trĩ ngoại có thể dễ dàng nhận biết ngay từ giai đoạn đầu thông qua các cấp độ như sau:

  •  Trĩ ngoại cấp độ 1: Búi trĩ thường sẽ thò ra khỏi hậu môn. Tuy nhiên, không nằm thường xuyên ở bên ngoài, mà chỉ khi cơ thể của người bệnh có những mệt mỏi hoặc khi đi đại tiện thì búi trĩ sẽ sa ra ngoài, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, đôi khi đi cầu ra máu nhưng lượng máu chảy ra không nhiều và không rõ ràng.
  • Trĩ ngoại cấp độ 2: Búi trĩ sa ra bên ngoài nhiều hơn. Không chỉ gây ra cảm giác đau đớn, khó chịu mà lúc này trĩ ngoại đi cầu ra máu là hiện tượng xuất hiện thường xuyên hơn.
  • Trĩ ngoại cấp độ 3: Ở giai đoạn này, các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, kích thước lớn có thể làm tắc đường hậu môn. Vì vậy, khi đi đại tiện, các búi trĩ sẽ bị cọ xát, gây ra hiện tượng trĩ ngoại đi cầu ra máu với lượng máu nhiều hơn, có thể thành tia… dẫn đến thiếu máu.
  • Trĩ ngoại cấp độ 4: Búi trĩ bị viêm nhiễm, khiến người bệnh bị đau rát và ngứa ngáy. Đặc biệt, nếu tới giai đoạn này không điều trị dứt điểm sẽ có nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm hậu môn, biến chứng nhiều bệnh nguy hiểm.

Nếu bệnh trĩ ngoại đi cầu ra máu nhiều, đến một thời điểm nào đó nếu không được điều trị sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống. Nhất là khi các búi trĩ có hiện tượng viêm nhiễm, hoại tử… bạn sẽ không chỉ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu mà còn có mùi hôi do dịch nhầy của búi trĩ tiết ra… Thậm chí, máu chảy ra nhiều cùng với việc vệ sinh kém, sẽ khiến cho vùng hậu môn rất dễ bị viêm nhiễm và biến chứng, nhất là nữ giới do bộ phận sinh dục đặc biệt nên bệnh trĩ ngoại không can thiệp kịp thời sẽ có khả năng gây viêm nhiễm phụ khoa rất lớn.

Trĩ ngoại đi cầu ra máu phải làm sao?

Để khắc phục tình trạng bệnh trĩ ngoại đi cầu ra máu, người bệnh có thể đến ngay các phòng khám chuyên khoa uy tín để được bác sỹ thăm khám, xác định nguyên nhân, mức độ và tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị dứt điểm.

  •  Điều trị bằng phương pháp Đông – Tây y kết hợp: Áp dụng đối với những trường hợp trĩ ngoại cấp độ 1, 2. Chủ yếu là các loại thuốc Tây y dạng bôi, đặt hậu môn có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm nhanh chóng. Đồng thời sử dụng kết hợp với thuốc Đông y dạng uống có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa thẩm thấu, giảm phù nề, giảm sưng đau do các búi trĩ gây nên và co hồi búi trĩ trong thời gian ngắn.
  • Điều trị ngoại khoa: Áp dụng đối với những trường hợp trĩ ngoại cấp độ 3, 4 tùy từng trường hợp mà bác sỹ chỉ định điều trị bằng thủ thuật chích xơ, thắt búi trĩ hay phẫu thuật. Đây hầu hết đều là cách chữa trĩ ngoại theo công nghệ mới nên đảm bảo không gây bất kì tổn thương nào cho vùng hậu môn và còn đảm bảo tiểu phẫu nhanh chóng, an toàn, không đau, nhanh hồi phục, đặc biệt có thể rút ngắn tối đa nguy cơ bệnh tái phát.